XÂY DỰNG ĐOÀN VỮNG MẠNH VỀ TỔ CHỨC!

Văn bản chỉ đạo

  • Số/ Ký hiệu: 20-HD/TWĐTN-BTC

    Lượt xem: 1724. Ngày ban hành: 12/07/2023


    Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện Điểu lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá XII

    Tải văn bản: 2.pdf [1.49 KB]
  • Số/ Ký hiệu: TWĐTN

    Lượt xem: 1137. Ngày ban hành: 12/07/2023


    Trích yếu: Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá XII (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua ngày 15/12/2022)

    Tải văn bản: 1.docx [34.9 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 07-TT/HĐTN

    Lượt xem: 1478. Ngày ban hành: 04/11/2022


    Trích yếu: Thông tri triệu tập hội nghị giao ban đánh giá, xếp loại thi đua năm 2022

    Tải văn bản: 07-tthdtn.pdf [404.44 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 05 -TB/HĐTN

    Lượt xem: 5975. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: THÔNG BÁO phân công nhiệm vụ thành viên trong BTV, BCH Đoàn huyện Quế Sơn khoá XIII, Nhiệm kỳ 2017-2022

    Tải văn bản: 05-tbhdtn.doc [65.5 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 13 - QĐ/HĐTN

    Lượt xem: 4385. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đoàn huyện Quế Sơn khóa XIII, nhiệm kỳ 2017-2022

    Tải văn bản: 13-qdhdtn.doc [122 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 01 CT/HĐTN

    Lượt xem: 7347. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC TOÀN KHÓA CỦA BCH ĐOÀN HUYỆN QUẾ SƠN KHÓA XIII, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

    Tải văn bản: 01-cthdtn.doc [57.5 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 10 TTr/HĐTN

    Lượt xem: 5607. Ngày ban hành: 04/10/2017


    Trích yếu: Thông tri triệu tập tham dự Hội nghị tổng kết công tác Đội, Đoàn trường học, năm học 2016-2017

    Tải văn bản: 10-ttrhdtn.pdf [232.91 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: Số: 70 -KH/LT

    Lượt xem: 3543. Ngày ban hành: 03/08/2017


    Trích yếu: Xét chọn trao học bổng “Tiếp sức đến trường” tỉnh Quảng Nam năm 2017.

    Tải văn bản: so-70-khlt.doc [55 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: TB 01/HĐĐ

    Lượt xem: 4248. Ngày ban hành: 12/05/2017


    Trích yếu: Thông báo một số nội dung về hội trại kỹ năng Chỉ huy Đội, năm 2017

    Tải văn bản: tb-01hdd.doc [43 bytes]

Videos giới thiệu

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 20
Hôm nay 143
Tháng này 63153
Tổng truy cập 5295988

Chiến thắng Hòn Chiêng

Ngày đăng: 01:42 05/03/2020. Lượt xem: 1310

Hòn Chiêng là ngọn núi nằm giữa hai xã Quế An và Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây là được xem là “con mắt thần” nhìn xuống căn cứ điểm Cấm Dơi và là nơi trú quân của các trung đoàn, sư đoàn thuộc huyện Quế Sơn trong kháng chiến chống Mỹ.

Di tích cách Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam khoảng 50 km về hướng Đông Nam và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về hướng Đông Bắc. Từ chân núi leo ngược dốc của sườn phía Bắc lên khoảng 1km sẽ gặp Nhà Bia Di tích nằm dưới bóng mát của cánh rừng tràm.

Hòn Chiêng vốn có nhiều hố đá với các tên gọi hố như Chín Hí, hố Bà Bin, hố Đầm, hố Phật, hố Bà Long, hố Ông Bài, hố Bà Bằng, hố Đá Vịt, hố Bà Ích … Trong đó hố Bà Ích có diện tích khá lớn, có thể sử dụng làm nơi trú quân cho một tiểu đoàn, đồng thời được bố trí làm nơi dạy học và là chốt căn cứ điểm của ta. Hố Cây Si được ta sử dụng làm Trạm xá tiền phương, trong một lượt cấp cứu hố có thể chứa được khoảng hơn 20 ca.

Vào cuối thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ, giữa năm 1967, sau khi xây dựng Núi Quế thành căn cứ pháo binh lớn, Mỹ - ngụy tiếp tục xây dựng Cấm Dơi thành căn cứ lớn. Nhằm bảo vệ cho cái “ổ khóa” Cấm Dơi, Mỹ - ngụy triển khai quân tiến đánh, lấn chiếm vùng giải phóng gồm các xã vùng Trung và vùng Tây Quế Sơn, đóng quân ở Hòn Chiêng, Dương Là, dãy rừng Châu Sơn… tạo thành cái vỏ thép bao bọc cho cả Cấm Dơi và Quận lỵ Quế Sơn. Lực lượng địch gồm tám tiểu đoàn bộ binh và 28 khẩu pháo được bố trí từ Lạc Sơn, Châu Sơn, núi Ngang đến Hòn Chiêng.

Mùa hè năm 1972, với hào khí của tinh thần Cách mạng tháng Tám, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đất Quế tiến vào trận quyết chiến phá tung cánh cửa bảo vệ, đập nát “ổ khóa” Cấm Dơi, đập tan bộ máy chính quyền của địch. Quân địch ở các cứ điểm bị đánh bất ngờ, rối loạn, sức chống trả yếu ớt. Sau 30 phút chiến đấu, Trung đoàn 38 của ta đã làm chủ hoàn toàn núi Hòn Chiêng; cứ điểm cao nhất và khó khăn, lại là nơi diệt địch nhanh nhất. Không lâu sau, Trung đoàn 9 chiếm xong các chốt của cứ điểm Động Mông - Đá Hàm. Đến ngày 25/7 Sư đoàn điều pháo tập trung tấn công dứt điểm làm chủ núi Bàng Thùng.

Mất điểm cao Hòn Chiêng và hai điểm cao chiến thuật vòng ngoài chỉ sau 48 tiếng đồng hồ, quân địch bị một đòn choáng váng, liều mạng ném vào vòng chiến cố sức phản kích hòng chiếm lại điểm cao Hòn Chiêng và hai điểm cao chiến thuật đã mất.

Núi Hòn Chiêng nằm giữa hai xã Quế An và Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

 

Hòn Chiêng - “con mắt thần” của Cấm Dơi và Quế Sơn bị chọc thủng là nỗi tức tối và lo sợ của quân địch. Những ngày sau đó địch tiếp tục ráo riết phản kích, cố chiếm lại bằng được cao điểm Hòn Chiêng. Mỗi ngày chúng bắn đến vài trăm quả đạn pháo cối, hàng chục lượt máy bay đến ném bom trục, bom xăng, kể cả dùng máy bay B52 nhiều đợt ném bom rải thảm. Đạn dội, bom rơi làm cho Hòn Chiêng chỉ còn lại là một ngọn núi trơ trọi, cây cối cháy khô, hố bom chồng lên hố bom chi chít. Khói lửa đạn bom mờ mịt, đất bị nung đến cháy đen nhưng điểm cao Hòn Chiêng vẫn đứng vững. Cuộc phản kích của địch kéo dài suốt nửa tháng và chuốc lấy thất bại nặng nề.

Chiến Thắng Hòn Chiêng, cùng với Bàng Thùng, Động Mông - Đá Hàm bị tiêu diệt là một niềm vui lớn đối với cả quân dân đất Quế. Chiến thắng cũng là sự động viên tinh thần và sức mạnh để bộ đội ta tiếp tục giành thắng lợi trong chiến dịch tấn công Cấm Dơi và giải phóng thung lũng Quế Sơn tháng 8 năm 1972. Sau khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã công nhận Chiến thắng Hòn Chiêng là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2007. Nhà Bia Di tích Lịch sử Chiến thắng Hòn Chiêng được đầu tư xây dựng tại sườn phía Bắc của núi. Di tích đến nay vẫn được bảo vệ nguyên trạng về mặt thực địa cùng với giá trị lịch sử, khoa học cách mạng như vốn có.

Nguồn tin: Quế Sơn - Văn hóa và Du lịch

http://queson.gov.vn/

Tin liên quan