XÂY DỰNG ĐOÀN VỮNG MẠNH VỀ TỔ CHỨC!

Văn bản chỉ đạo

  • Số/ Ký hiệu: 20-HD/TWĐTN-BTC

    Lượt xem: 652. Ngày ban hành: 12/07/2023


    Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện Điểu lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá XII

    Tải văn bản: 2.pdf [1.49 KB]
  • Số/ Ký hiệu: TWĐTN

    Lượt xem: 485. Ngày ban hành: 12/07/2023


    Trích yếu: Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá XII (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua ngày 15/12/2022)

    Tải văn bản: 1.docx [34.9 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 07-TT/HĐTN

    Lượt xem: 977. Ngày ban hành: 04/11/2022


    Trích yếu: Thông tri triệu tập hội nghị giao ban đánh giá, xếp loại thi đua năm 2022

    Tải văn bản: 07-tthdtn.pdf [404.44 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 05 -TB/HĐTN

    Lượt xem: 5113. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: THÔNG BÁO phân công nhiệm vụ thành viên trong BTV, BCH Đoàn huyện Quế Sơn khoá XIII, Nhiệm kỳ 2017-2022

    Tải văn bản: 05-tbhdtn.doc [65.5 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 13 - QĐ/HĐTN

    Lượt xem: 3712. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đoàn huyện Quế Sơn khóa XIII, nhiệm kỳ 2017-2022

    Tải văn bản: 13-qdhdtn.doc [122 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 01 CT/HĐTN

    Lượt xem: 6448. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC TOÀN KHÓA CỦA BCH ĐOÀN HUYỆN QUẾ SƠN KHÓA XIII, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

    Tải văn bản: 01-cthdtn.doc [57.5 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 10 TTr/HĐTN

    Lượt xem: 4913. Ngày ban hành: 04/10/2017


    Trích yếu: Thông tri triệu tập tham dự Hội nghị tổng kết công tác Đội, Đoàn trường học, năm học 2016-2017

    Tải văn bản: 10-ttrhdtn.pdf [232.91 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: Số: 70 -KH/LT

    Lượt xem: 2980. Ngày ban hành: 03/08/2017


    Trích yếu: Xét chọn trao học bổng “Tiếp sức đến trường” tỉnh Quảng Nam năm 2017.

    Tải văn bản: so-70-khlt.doc [55 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: TB 01/HĐĐ

    Lượt xem: 3543. Ngày ban hành: 12/05/2017


    Trích yếu: Thông báo một số nội dung về hội trại kỹ năng Chỉ huy Đội, năm 2017

    Tải văn bản: tb-01hdd.doc [43 bytes]

Videos giới thiệu

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 4
Hôm nay 175
Tháng này 44618
Tổng truy cập 4818109

TS Hà Thị Thanh Hương: “Mong muốn cải thiện việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bệnh”

Ngày đăng: 02:51 07/11/2023. Lượt xem: 162

 

 

Với những đóng góp xuất sắc cho nghiên cứu khoa học, TS. Hà Thị Thanh Hương (Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa được trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng năm 2023.

Đây là Giải thưởng nhằm tôn vinh tài năng trẻ Việt Nam (không quá 35 tuổi tính đến năm xét trao giải) đang học tập, nghiên cứu và làm việc ở trong hoặc ngoài nước. Năm lĩnh vực được xét chọn gồm: công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa; công nghệ y - dược; công nghệ sinh học; công nghệ môi trường và công nghệ vật liệu mới.

thanh-huong-1.jpg

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (bìa trái) và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy (bìa phải) trao Giải thưởng KHCN Quả cầu Vàng năm 2023 cho TS. Hà Thị Thanh Hương (tối 27/10/2023).

TS. Hà Thị Thanh Hương đã có những chia sẻ thú vị với Tạp chí Khoa học phổ thông về quá trình học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đạt giải Quả cầu vàng năm 2023.

Biết ơn những người thầy và môi trường công tác

Cảm xúc của các chị sau khi biết đạt Giải thưởng KHCN Quả cầu vàng năm 2023?

TS. Hà Thị Thanh Hương: Khi nhận được tin mình đạt giải thưởng KHCN Quả cầu vàng, tôi vừa bất ngờ, vừa rất vui mừng, vừa cảm thấy biết ơn. Cả tập thể Khoa Kỹ thuật Y sinh Trường Đại học Quốc tế (IU) và các em sinh viên, học viên cao học do tôi tướng dẫn cũng rất hãnh diện, tự hào vì lẽ thành quả này không chỉ của riêng tôi mà là của cả tập thể.

thanh-huong-2a.jpg

TS. Hà Thị Thanh Hương.

Là người giảng viên dưới mái trường IU - ĐHQG TP.HCM, tôi giống như được đứng trên vai người khổng lồ, thừa hưởng vô vàn những thành tựu từ các thế hệ đi trước. Từ cơ sở vật chất đầy đủ, tới những anh chị đồng nghiệp giỏi giang, năng động, nhiệt huyết, và trên hết là chương trình đào tạo vừa chuyên sâu kiến thức kỹ thuật vừa bài bản về kỹ năng do GS.TS Võ Văn Tới và PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp, PGS.TS Vòng Bính Long... lèo lái đã giúp cho các em sinh viên Khoa Kỹ thuật Y sinh vô cùng xuất sắc và yêu thích nghiên cứu.

Trở về nước năm 2018 với hành trang chỉ có trong tay hai bài báo khoa học, nay được giải Quả cầu vàng năm 2023 với các thành tích như hiện tại, tôi đã không đi một mình trên con đường này. Tôi cũng rất biết ơn cha mẹ, gia đình, các Thầy cô đã truyền lửa, truyền kiến thức và dạy dỗ tôi từ khi dưới mái trường phổ thông, đại học, và nghiên cứu sinh sau này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các quý doanh nghiệp, các quỹ nghiên cứu đã hỗ trợ nhóm tôi, và các cộng sự đắc lực trong các dự án nghiên cứu tại Khoa Kỹ thuật Y sinh, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện 30-4 và Bệnh viện Chợ Rẫy, cũng như các đồng nghiệp tại VKIST và Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Hà Nội...

TS Hà Thị Thanh Hương (sinh năm 1989) hiện giữ chức vụ Trưởng bộ môn Kỹ thuật mô và y học tái tạo thuộc Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế (IU) - ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng từng giành học bổng khoa học quốc gia L’Oreal - UNESCO For Women in Science 2022.

Trước đó, TS Hà Thị Thanh Hương là một trong 15 nhà nghiên cứu trẻ trên toàn thế giới được trao tặng giải thưởng Early Career Award năm 2020 của Tổ chức Nghiên cứu Não Quốc tế (International Brain Research Organization) có trụ sở tại Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên một nữ tiến sĩ tại Việt Nam nhận được giải thưởng này.

Mong muốn cải thiện việc chăm sóc sức khỏe tâm thần

Hướng nghiên cứu hiện tại của chị là gì?

- Hiện nay nhóm nghiên cứu Brain Health Lab do tôi thành lập đang tập trung giải quyết những vấn đề liên quan tới sức khỏe não bộ, nhất là các bài toán đặc trưng cho bối cảnh ở Việt Nam, điển hình như thiết kế các phương pháp can thiệp giúp hạn chế suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, hay để giảm Stress.

Tại sao chị lại lựa chọn hướng nghiên cứu này?

- Vấn đề này, tôi cũng đã từng chia sẻ trước đây. Người thân của tôi bị bệnh trầm cảm, chứng kiến những nỗi đau đớn dày vò do căn bệnh này gây nên khiến tôi muốn nghiên cứu chuyên sâu về thần kinh học, đem các hiểu biết sinh học và kỹ thuật của mình đến với lĩnh vực này.

Những thành tích về NCKH của chị thật xứng đáng để ngưỡng mộ. Không biết hành trình chị đến với lĩnh vực sư phạm và nghiên cứu khoa học như thế nào?

- Cả ba và mẹ tôi đều là giáo viên dạy sinh học và hoá học. Có lẽ vì vậy chuyện học tập các môn khoa học đối với tôi khá suôn sẻ, nhẹ nhàng. Nhưng mãi tới khi lên THPT học chuyên Sinh tại Trường Phổ thông Năng Khiếu, khi theo chân người thân đi khám tại các bệnh viện tâm thần, tôi mới bắt đầu nhận thấy những hạn chế của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, từ đó nhen nhóm trong lòng một mong muốn cải thiện tình trạng đó.

Một may mắn nữa, các bạn ở Trường Phổ thông Năng Khiếu đi du học và theo nghiệp nghiên cứu rất nhiều. Thầy cô của tôi thời đó cũng là các nhà nghiên cứu từ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hay ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQG TP.HCM qua thỉnh giảng... Nên tôi cũng mạo muội nghĩ có lẽ đây là một con đường cho phép mình giải quyết bài toán liên quan tới sức khoẻ tâm thần cho người thân của mình và cho những người dân Việt Nam khác.

Sau đó, tôi may mắn được theo học cô PGS.TS Hồ Huỳnh Thùy Dương, GS.TS Nguyễn Linh Thước và rất nhiều vị giáo sư đầu ngành tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên... Ở các thầy cô tôi luôn thấy được ngọn lửa đam mê nghiên cứu, rồi khi qua Đại học Stanford (Hoa Kỳ) du học ngành Thần kinh học tôi thực sự được trui rèn để có được bản lĩnh đi trên con đường nghiên cứu từ này.

thanh-huong-3.jpgTS. Hà Thị Thanh Hương (phải) và cộng sự đang thực nghiệm nghiên cứu về thần kinh.

Mọi thử thách đều rất xứng đáng

Là phụ nữ lại theo đuổi con đường tương đối khó khăn và có phần khô khan như khoa học, chị đã vượt qua như thế nào?

- Có một số người hỏi tôi vì sao có thể vừa theo đuổi nghiên cứu khi khó khăn muôn trùng như vậy? Thực sự đúng là nghiên cứu khó thật. Viết báo cũng khó, xin quỹ tài trợ nghiên cứu cũng khó, tìm kiếm đối tác từ phía lâm sàng cũng rất vất vả... Nhưng bù lại, mỗi lần nhìn thấy ánh mắt sáng rực của các sinh viên, thấy các em trưởng thành hơn, theo đuổi được ước mơ du học của mình, hay khi hay tin có bệnh nhân dùng sản phẩm nghiên cứu của chúng tôi tại Bệnh viện Quân y 175 và có tiến triển tốt, thì tôi cảm thấy mọi thử thách đều xứng đáng.

Đã có bao giờ chị thấy nản chí bởi khối lượng kiến thức cũng như những thách thức cực lớn mà nhiều đồng nghiệp cũng phải chùn bước chưa?

- Lượng kiến thức lớn chưa bao giờ làm tôi nhụt chí, tôi tự nhủ mỗi ngày đều phải học hỏi thêm từ đồng nghiệp, từ các em sinh viên, chỉ có như vậy mình mới tốt hơn được. Có lẽ những gì tôi đã làm chưa thay đổi ngay được bức tranh tổng thể về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, nhưng các đồng nghiệp của tôi, các bạn sinh viên khóa sau sẽ tiếp tục con đường này.

Chị có thể chia sẻ một kỷ niệm đặc biệt đáng nhớ trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình?

- Những ngày đầu xây dựng nhóm nghiên cứu Brain Health Lab có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Nhưng có lẽ ấn tượng sâu sắc, và đáng tự hào nhất của nhóm chúng tôi là khi cô trò phải cùng nhau vượt qua mùa dịch Covid-19.

Những ngày đó chúng tôi đều không thể đến phòng thí nghiệm, nên cô trò chuyển qua làm việc online. Khi quanh chúng tôi và ngay cả trong gia đình có người thân mắc bệnh, hay bản thân bị mắc bệnh, chúng tôi vẫn kiên trì tiếp tục phân tích dữ liệu, viết bài báo, viết dự án mới, tranh thủ lên kế hoạch tương lai cho các em trong nhóm.

Đi qua được những tháng cách ly xã hội đó, chúng tôi cảm thấy quý trọng hơn từng thời khắc bình thường được lên phòng thí nghiệm và thu dữ liệu. Còn tôi thì thấy biết ơn các em đã tin tưởng và không từ bỏ nhóm nghiên cứu, và cũng cảm ơn hai con nhỏ dù ấm ức nhưng vẫn tự chơi để mẹ họp online.

Làm mẹ cũng giống như... làm nghiên cứu

Gia đình có vai trò như thế nào trên con đường nhiều thách thức của chị?

- Gia đình luôn là chỗ dựa, là nguồn động viên vô cùng lớn đối với sự nghiệp của tôi. Nơi làm việc của tôi khá xa với trường học của bé. Tôi may mắn vô cùng là có ông xã và gia đình nội ngoại cùng hỗ trợ chăm sóc các con.

Khi rời công sở, tôi sẽ dành thời gian cho gia đình của mình, cùng con nấu các món ăn món tráng miệng mới, đưa các bạn tới lớp học đàn học tiếng Anh... Các hiểu biết về y khoa giúp tôi có thêm chút kiến thức khi chăm sóc con, nhưng có lẽ tính cách khi làm khoa học của tôi cũng khiến các bé thiệt thòi hơn vì mẹ quá khắt khe và kỳ vọng nhiều từ hai bé. Tôi cũng bận rộn nên đòi hỏi hai bé phải tự lập nhiều. Do vậy tôi tự nhủ luôn tìm cho mình những khoảng lặng để nhìn nhận và chấn chỉnh lại, để tuổi thơ của con no đủ ấm áp và vui tươi. Làm nghiên cứu phải học cái mới mỗi ngày thì làm mẹ cũng như vậy.

Làm nghiên cứu khoa học không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với nhà khoa học nữ. Vậy chị có lời nhắn nhủ nào dành cho giới nữ khi theo đuổi đam mê khoa học?

- Phụ nữ ở thế kỷ 21 thực sự có rất nhiều lựa chọn về nghề nghiệp. Sẽ không còn nhiều người đánh giá bạn nếu bạn chọn làm cầu thủ bóng đá, hay luật sư, hay nghiên cứu khoa học. Nhưng không có nghĩa là con đường bạn đi ít gian nan, ít thử thách. Chỉ muốn chúc bạn chân cứng đá mềm trên bất kỳ con đường nào bạn chọn, cố gắng không chỉ cho bản thân và còn cho những thế hệ mai sau. Cộng đồng khoa học nữ ở Việt Nam có rất nhiều tấm gương sáng, tôi hy vọng sẽ có cơ hội học hỏi từ các chị nhiều hơn, và nếu được thì cùng bắt tay làm chung điều gì đó để giúp đỡ các nữ sinh yêu thích khoa học.

Xin cám ơn chị.

Tin liên quan