XÂY DỰNG ĐOÀN VỮNG MẠNH VỀ TỔ CHỨC!

Văn bản chỉ đạo

  • Số/ Ký hiệu: 20-HD/TWĐTN-BTC

    Lượt xem: 1446. Ngày ban hành: 12/07/2023


    Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện Điểu lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá XII

    Tải văn bản: 2.pdf [1.49 KB]
  • Số/ Ký hiệu: TWĐTN

    Lượt xem: 897. Ngày ban hành: 12/07/2023


    Trích yếu: Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá XII (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua ngày 15/12/2022)

    Tải văn bản: 1.docx [34.9 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 07-TT/HĐTN

    Lượt xem: 1328. Ngày ban hành: 04/11/2022


    Trích yếu: Thông tri triệu tập hội nghị giao ban đánh giá, xếp loại thi đua năm 2022

    Tải văn bản: 07-tthdtn.pdf [404.44 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 05 -TB/HĐTN

    Lượt xem: 5708. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: THÔNG BÁO phân công nhiệm vụ thành viên trong BTV, BCH Đoàn huyện Quế Sơn khoá XIII, Nhiệm kỳ 2017-2022

    Tải văn bản: 05-tbhdtn.doc [65.5 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 13 - QĐ/HĐTN

    Lượt xem: 4188. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đoàn huyện Quế Sơn khóa XIII, nhiệm kỳ 2017-2022

    Tải văn bản: 13-qdhdtn.doc [122 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 01 CT/HĐTN

    Lượt xem: 7075. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC TOÀN KHÓA CỦA BCH ĐOÀN HUYỆN QUẾ SƠN KHÓA XIII, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

    Tải văn bản: 01-cthdtn.doc [57.5 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 10 TTr/HĐTN

    Lượt xem: 5386. Ngày ban hành: 04/10/2017


    Trích yếu: Thông tri triệu tập tham dự Hội nghị tổng kết công tác Đội, Đoàn trường học, năm học 2016-2017

    Tải văn bản: 10-ttrhdtn.pdf [232.91 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: Số: 70 -KH/LT

    Lượt xem: 3395. Ngày ban hành: 03/08/2017


    Trích yếu: Xét chọn trao học bổng “Tiếp sức đến trường” tỉnh Quảng Nam năm 2017.

    Tải văn bản: so-70-khlt.doc [55 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: TB 01/HĐĐ

    Lượt xem: 4023. Ngày ban hành: 12/05/2017


    Trích yếu: Thông báo một số nội dung về hội trại kỹ năng Chỉ huy Đội, năm 2017

    Tải văn bản: tb-01hdd.doc [43 bytes]

Videos giới thiệu

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 12
Hôm nay 1777
Tháng này 39488
Tổng truy cập 5111615

Đảm bảo quyền con người trong chuyển đổi số

Ngày đăng: 03:58 06/02/2024. Lượt xem: 513

Chuyển đổi số (CĐS) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Công nghệ số đã và đang là một phần không thể thiếu của xã hội loài người, mang theo cả cơ hội và hệ lụy tới việc thực thi và thụ hưởng quyền con người (QCN) trên bình diện toàn cầu. Cộng đồng quốc tế đã triển khai một số nỗ lực, giải pháp cụ thể để hạn chế các hệ lụy và tối ưu hóa các cơ hội chuyển đổi số mang lại cho con người. Là một quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc (LHQ), Việt Nam cũng có nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện các cam kết quốc tế về nhân quyền, trong đó có những cam kết gắn với việc ngăn ngừa tác động tiêu cực của khoa học, công nghệ với vấn đề QCN.

CĐS tác động đến các quyền con người

1. Quyền tiếp cận và thụ hưởng thông tin

Công nghệ số giúp con người kết nối dễ dàng hơn bao giờ hết. Giờ đây, mọi người đều có điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử để chụp ảnh, quay video về mọi thứ, ở bất kỳ đâu và hơn thế nữa, đăng nó lên mạng xã hội. Thông tin được mã hóa, hình ảnh từ vệ tinh và nhiều biện pháp kỹ thuật vượt tường lửa khác giúp con người không chỉ thụ hưởng thông tin tốt hơn mà còn giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền. Điều này đồng nghĩa với việc quyền tự do bày tỏ, tìm kiếm, tiếp cận và truyền đưa thông tin (theo Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị - ICCPR) được đảm bảo tốt hơn tất cả các cuộc cách mạng công nghiệp mà nhân loại đã từng trải qua.

Tiếp cận tốt không đồng nghĩa với chất lượng thụ hưởng thông tin tốt. Tin giả, tin xấu độc được phát tán với tốc độ nhanh hơn gần như là tức thời, phạm vi lan tỏa rộng hơn, và mức độ khó phát hiện ngày càng tinh vi hơn đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Trong một khảo sát của tổ chức Edelman năm 2020, 61% người tham gia thừa nhận tốc độ thay đổi trong công nghệ là quá nhanh; 57% trong số họ cho rằng các nền tảng truyền thông số họ sử dụng bị nhiễm thông tin không đáng tin cậy. Sau vụ bê bối của công ty Cambridge Analytica năm 2018, 76% người dân lo lắng rằng tin giả đang được sử dụng như một vũ khí để phân cực và cực đoan hóa xã hội. Trong đại dịch COVID-19, tin giả bùng nổ gia tăng hoang mang và bất an trong cộng đồng toàn cầu.

Các nền tảng công nghệ, truyền thông xuyên biên giới sở hữu các nền tảng lớn về nội dung và phân phối, sở hữu kho dữ liệu khổng lồ mang tính chi phối, triệt để thu thập, khai thác dữ liệu, độc quyền và liên kết dữ liệu giữa các nền tảng công nghệ, truyền thông xuyên biên giới (Big Tech) tạo nên quyền chi phối thị trường/người dùng, quyền quyết định kiểm soát việc phân phối, gợi ý nội dung thông tin trên không gian mạng, bao gồm cả thông tin báo chí.

Nhiều quốc gia đang phải đối mặt và xử lý vấn đề về bảo vệ chủ quyền thông tin trên không gian mạng, lập lại thế trận cân bằng với các nền tảng số đang có lợi thế tạo ra đế chế quyền lực trên không gian ảo nhưng có khả năng chi phối đời sống thực.

2. Các quyền văn hóa, giáo dục, y tế

Công nghệ số có thể là động lực thúc đẩy trao quyền cho công dân bằng cách cung cấp các kênh liên lạc và kết nối gần như vô hạn, từ thương mại đến thành phố thông minh và hành chính, hoặc tham gia vào xã hội dân sự và đời sống công cộng. Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng.

Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân. Bằng cách mở ra những khả năng mới trong giáo dục, việc làm và y tế, chuyển đổi số đã làm tăng giá trị cho xã hội, nâng cao phúc lợi kinh tế và xã hội, kể cả trong thời kỳ khủng hoảng như đại dịch COVID-19 vừa qua.

Chuyển đổi số nhanh nhưng ở một số khía cạnh nhất định cũng gây ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận và nhiều nguy cơ, nhất là với các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương. Đối với trẻ em, công nghệ số được khuyến cáo có thể tác động tiêu cực tới con em chúng ta như có thể: gây nghiện, hạn chế phát triển các kỹ năng cơ bản và nguy hiểm hơn là hạn chế thậm chí tắt kết nối giữa trẻ em với xã hội, cảm xúc và giao tiếp người - người với gia đình, bạn bè xung quanh.

hoc_sinh_vung_cao_dien_bien_thuc_hanh_tin_hoc.jpeg

Học sinh vùng cao Điện Biên thực hành tin học (Ảnh: VOV)

Các phương tiện truyền thông xã hội được phát triển dựa trên sự hài lòng tức thì của người dùng có thể dẫn tới các tình huống tâm lý mà các nhà khoa học gọi là FOMO (sợ bỏ lỡ) hay gây ra cảm xúc cô đơn và thiếu thốn ở mức độ tiềm thức. Phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ AI cũng đưa đến nguy cơ con người mất kiểm soát tình hình và suy giảm khả năng đưa ra quyết định, nhất là quyết định ở các lĩnh vực chuyên môn hóa cao như y tế, hình sự... gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Là một quốc gia thành viên của LHQ, Việt Nam cũng có nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện các cam kết quốc tế về nhân quyền, trong đó có những cam kết gắn với việc ngăn ngừa tác động tiêu cực của khoa học, công nghệ với vấn đề QCN.

3. Quyền kinh tế

Kinh tế số, gồm giá trị các hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số trong sản xuất, phân phối và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, là một phần quan trọng trong tính toán tổng sản phẩm trong nước (GDP). Ngày 5/2/2023, tại cuộc họp lần thứ 2 Đại hội đồng Tổ chức Hợp tác số (DCO), Tổng thư ký DCO kỳ vọng kinh tế số sẽ tăng trưởng ngoạn mục và đến năm 2030 sẽ đóng góp đến 30% GDP toàn cầu đồng thời tạo ra 30 triệu việc làm mới. Kết quả nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, tới Brazil là 35%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%.

Mặt bất lợi là, số hóa có thể làm tăng bất bình đẳng: Một báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2016 chỉ ra rằng công nghệ số chuyển tải ít lợi ích tới người nghèo, trong khi lại mang lại nhiều lợi ích hơn đối với người giàu. Công nghệ số có thể làm tăng rủi ro liên quan tới việc làm, kỹ năng và phân biệt đối xử.

Các cuộc tấn công mạng, xâm phạm dữ liệu với quy mô lớn liên tiếp diễn ra nhằm vào các tập đoàn lớn, các hệ thống, cơ sở hạ tầng quan trọng của các quốc gia để đánh cắp dữ liệu hoặc làm tê liệt hoạt động sản xuất, kinh doanh... Các nhóm tội phạm có thể sử dụng mạng Internet làm nơi mua bán trực tuyến các chất cấm bất hợp pháp cho đến đe dọa tống tiền hay sử dụng những tài khoản giả để theo dõi, lừa đảo. Các tổ chức khủng bố, tội phạm lợi dụng niềm tin, tôn giáo cũng có xu hướng tăng cường sử dụng Internet để quảng bá, lôi kéo, huy động lực lượng tham gia các nhóm, các hoạt động bất hợp pháp... Có thể nói, không gian mạng là môi trường kinh tế mới, nhưng chưa an toàn.

4. Các quyền dân sự và chính trị

Đúng như nhận định của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres trong khuôn khổ cuộc họp Hội đồng Bảo an về nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo tổ chức ngày 20/7/2023, tại New York, các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong quân sự và phi quân sự đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh toàn cầu. Do đó, cần phải khẩn trương định hình các quy định quản lý toàn cầu đối với trí tuệ nhân tạo.

Công nghệ số đã giúp con người có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ. Sự dễ dàng lưu trữ, chuyển giao các dữ liệu này đồng hành với nguy cơ lộ lọt, đánh cắp thông tin cùng với sự gia tăng các mối đe dọa trên môi trường mạng. Công nghệ số đặt ra nhiều vấn đề về an ninh phi truyền thống phức tạp hơn như tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân, lợi dụng không gian mạng để lừa đảo, phát tán mã độc, mua bán trái phép dữ liệu chứa thông tin cá nhân không được phép của người dùng...

Nạn nhân có thể là bất cứ ai nếu dữ liệu này bị rơi vào tay tổ chức tội phạm hoặc những kẻ khủng bố. Đơn cử như vụ việc hệ thống mạng của Văn phòng Quản lý nhân sự (OPM) chính phủ Mỹ bị tin tặc tấn công lấy đi dữ liệu cá nhân chi tiết và rất nhạy cảm của 21,5 triệu quan chức tại chức và đã nghỉ hưu của Mỹ, thông tin về vợ/chồng của họ, dữ liệu về những người từng nộp đơn xin việc vào cơ quan chính phủ như tình trạng sức khỏe, nơi cư trú, công việc, vân tay và thông tin tài chính... Cơ quan Tình báo Mỹ còn phát hiện ra rằng đối tượng đánh cắp dữ liệu OPM đã sử dụng công nghệ AI để quét, làm giả thông tin cá nhân, tạo lập các điệp viên ảo để đánh cắp dữ liệu.

Mức độ phức tạp của các mối đe dọa trên không gian mạng tăng lên khi xuất hiện sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nhóm tin tặc và tổ chức chính trị. Không chỉ dừng ở việc thao túng thông tin nhằm các mục đích thương mại, các thuật toán được các big tech phát triển ngày càng tinh vi, tác động đến nhận thức, thái độ, hoạt động chính trị, chính kiến và hành vi bỏ phiếu của người dùng, can thiệp vào cả kết quả bầu cử của một số quốc gia. Các thuật toán này có thể dễ dàng loại bỏ sự cạnh tranh từ phía các startup đối thủ, họ có thể dễ dàng đàn áp không cho phát hành, kiểm duyệt hoặc vô hiệu hóa các thông tin, ý kiến từ công chúng.

Có thể nói, như một sự tất yếu, bên cạnh các mặt tích cực, chuyển đổi số cũng có những mặt tác động tiêu cực tới QCN, mà cần chú ý rằng, ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể chưa hình dung hết được mức độ tác động. Đó cũng là lý do bên cạnh nhu cầu thể hiện bản thân trên mạng còn tồn tại phong trào đòi “quyền ngắt kết nối” và “quyền được lãng quên” trên không gian mạng.

Nhận thức và hành động

Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Nhân quyền LHQ đã thông qua một số Nghị quyết liên quan đến QCN và các công nghệ mới từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau (gồm Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do biểu đạt đã dự thảo nhiều báo cáo liên quan). Các nghị quyết, báo cáo của Tổng Thư ký và Cao ủy LHQ về QCN, các báo cáo viên LHQ đều chung khẳng định “mọi QCN trong đời sống thực cũng phải được bảo vệ trên không gian mạng”; các nghĩa vụ, trách nhiệm trên hai không gian số và thực đều phải được áp dụng như nhau.

Nghị quyết của Đại hội đồng về quyền riêng tư nêu rõ các quốc gia thành viên có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư trong bối cảnh truyền thông số, chấm dứt và ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền riêng tư trên mạng.

Nghị quyết 41/11 ngày 11/7/2019 của Hội đồng Nhân quyền về các công nghệ số mới và QCN nhấn mạnh tiềm năng của các công nghệ này trong thúc đẩy các nỗ lực bảo vệ và phát huy QCN và các tự do cơ bản đồng thời với yêu cầu giảm nhẹ tác động tiêu cực của chúng. Nghị quyết về công nghệ mới và nhân quyền (Nghị quyết 47/23 ngày 13/7/2021) thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện, tổng thể và cần thiết phải có sự tham gia phối hợp của tất cả các bên.

Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt quyền tự do biểu đạt, Irene Khan tháng 4/2021 cho rằng “tin xấu độc là một vấn nạn, cách ứng phó của một số quốc gia và các công ty cũng còn nhiều vấn đề. Quá trình xây dựng chính sách, pháp luật chưa đánh giá thỏa đáng mức độ tác động trực tuyến, thiếu dữ liệu thực tiễn và tư vấn. Một số quốc gia chọn cách phản ứng bất cân xứng như chặn Internet, áp dụng các điều luật mơ hồ hoặc quá mức nhằm hình sự hóa, chặn lọc, kiểm duyệt các biểu đạt trực tuyến”.

Báo cáo của Cao ủy Nhân quyền LHQ tháng 9/2021 về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và quyền riêng tư và các quyền liên quan khuyến nghị “cấm các ứng dụng AI không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế; đấu tranh với một số quốc gia và doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử liên quan đến sử dụng các hệ thống AI; áp dụng các khung khổ pháp lý và luật lệ để ngăn chặn và giảm thiểu các tác động tiêu cực nhiều chiều của AI trong khu vực công và tư đến QCN; người bảo vệ nhân quyền"...

Báo cáo của Tổng thư ký LHQ về vai trò của các công nghệ mới đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và quyền văn hóa (tháng 3/2020) khuyến nghị: Đẩy mạnh nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và khoảng cách công nghệ giữa và trong các quốc gia; đầu tư vào quyền được bảo trợ xã hội để vừa xây dựng khả năng phục hồi trước những thay đổi do đổi mới công nghệ gây ra và bảo vệ quyền lao động dưới mọi hình thức; giải quyết sự phân biệt đối xử và thiên vị trong việc phát triển và sử dụng các công nghệ mới, đặc biệt là về việc thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Liên quan đến phân biệt chủng tộc và các công nghệ kỹ thuật số mới nổi, khuyến nghị các quốc gia: từ chối cách tiếp cận “không phân biệt chủng tộc” trong quản lý, điều hành các công nghệ số mới; giải quyết “khủng hoảng đa dạng” trong các công nghệ này; ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ phân biệt đối xử về chủng tộc trong quá trình thiết kế và sử dụng các công nghệ này (báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về các hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, bài ngoại và bất khoan dung, tháng 6 năm 2020).

Ngày 24/11/2021, sau 2 năm dự thảo, 192 nước thành viên UNESCO đã thông qua Khuyến nghị bộ quy chuẩn đạo đức AI - khuôn khổ toàn cầu đầu tiên hướng dẫn các quốc gia về việc sử dụng AI từ khía cạnh đạo đức.

Lấy QCN làm trung tâm, khuyến nghị gồm một một bộ các giá trị, nguyên tắc cần tuân thủ gồm (i) các quốc gia “tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy phẩm giá và QCN" theo luật quốc tế trong cả vòng đời của mỗi hệ thống AI (điểm 13); (ii) không được vi phạm hoặc lạm dụng QCN và tự do cơ bản trong tương tác với AI (điểm 15).

Các chính phủ, khu vực tư, xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế, cộng đồng công nghệ và các nhà khoa học đều có nghĩa vụ tôn trọng các tập quán QCN trong cả vòng đời của các hệ thống AI. Công nghệ phải cung cấp các phương tiện mới nhằm thúc đẩy, bảo vệ và thực hành QCN và không vi phạm chúng (điểm 16). Hòa bình, toàn diện, công lý, công bằng và kết nối cần được thúc đẩy trong suốt vòng đời của các hệ thống AI. Các nguyên tắc phải tôn trọng gồm: công bằng, không phân biệt đối xử, quyền riêng tư.

Về trách nhiệm của doanh nghiệp, LHQ đã đưa ra Bộ quy tắc hướng dẫn về doanh nghiệp và nhân quyền. Đây là văn bản mang tính tự nguyện nêu lên trách nhiệm của các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp nói chung trong tôn trọng các QCN theo chuẩn mực quốc tế, có chính sách và hành động phòng ngừa tương thích, kịp thời trong tình huống có vi phạm QCN; các quốc gia có trách nhiệm giám sát, thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của mình phải tôn trọng QCN.

Tương thích với Bộ nguyên tắc hướng dẫn trên, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ra tài liệu hướng dẫn các doanh nghiệp đa quốc gia trong đó nêu rõ các doanh nghiệp cần tôn trọng nhân quyền, cụ thể gồm: các doanh nghiệp cần tránh vi phạm quyền của tập thể và cá nhân, xử lý các tác động tiêu cực hiện hữu hoặc tiềm tàng tới QCN có liên quan tới hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình; giảm thiểu nguy cơ, cam kết về chính sách bảo vệ QCN, tiến hành bảo vệ QCN và hợp tác với các trình tự pháp lý khắc phục hậu quả đối với các vi phạm họ gây ra nếu có.

OECD đưa ra 5 nguyên tắc các doanh nghiệp công nghệ cần tuân thủ gồm: (i) thẩm định, đánh giá tác động QCN của các chính sách và xác định các biện pháp giảm thiểu; (ii) tuân thủ các tiêu chuẩn QCN quốc tế, từ thiết kế, kiểm duyệt và quản lý nội dung; (iii) minh bạch, cởi mở về cách vận hành, các công cụ, quy trình, chính sách, tiêu chuẩn được sự đồng ý của nhiều bên liên quan trong kiểm duyệt và quản lý nội dung; (iv) cung cấp thông tin và công cụ có sẵn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để người dùng hiểu trước khi ra quyết định sử dụng dịch vụ, các phương tiện khiếu nại và khắc phục; (v) chịu trách nhiệm giải trình trước các bên liên quan.

Năm 2021, OECD ra khuyến nghị về quyền trẻ em trên môi trường mạng và bản Hướng dẫn đối với các nhà cung cấp dịch vụ số hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ khi họ tiến hành các hành động có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến trẻ em trên môi trường mạng.

Châu Âu đi đầu và có cách tiếp cận tương đối cứng rắn đối với các vấn đề liên quan đến tự do thông tin và công nghệ số trong đó nổi bật là 03 đạo luật: Quy định chung về bảo vệ dữ liệu cá nhân (GDPR) năm 2018, Đạo luật Dịch vụ số (DSA) năm 2022 và Đạo luật Thị trường số (DMA) năm 2022. Trong đó, GDPR quy định người dân EU có thể chuyển dữ liệu cá nhân một cách an toàn giữa các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến và có quyền biết được dữ liệu cá nhân của mình được thu thập như thế nào.

Các tiếp cận của EU tới chuyển đổi số là trao quyền và tác động tới mọi người dân, thúc đẩy tiềm năng của các doanh nghiệp và đáp ứng được các thách thức toàn cầu với các giá trị cốt lõi của EU. Chiến lược số của EU gồm bốn khía cạnh: (i) Công nghệ phù hợp với mọi người (ii) một nền kinh tế số công bằng và cạnh tranh, (iii) một xã hội số mở, dân chủ và bền vững; (iv) EU là một “tay chơi” số toàn cầu.

So với EU, Mỹ không có luật nào ở cấp liên bang mà quy định rải rác ở nhiều đạo luật khác nhau, quy định nhiều vấn đề, lĩnh vực và ở quy mô khác nhau. Các điều luật này có thể liên quan đến tổ chức chính quyền, dữ liệu trẻ em, dữ liệu y tế, tập trung vào các hành vi tội phạm về dữ liệu ở các luật của bang và liên bang. So với EU, các quy định pháp luật của Mỹ thường ít các điều khoản nghĩa vụ và quy định ít biện pháp bảo vệ hơn. Xuất phát từ cách tiếp cận đặt quyền riêng tư về dữ liệu trong tương quan với các quyền và lợi ích khác như thương mại, an ninh quốc gia và tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ.

Trung Quốc có cách tiếp cận bảo vệ dữ liệu không cứng rắn như EU, cũng không nới lỏng như Mỹ. Trung Quốc ủng hộ quan điểm chủ quyền trên không gian mạng ngay tại Điều 1 của Luật An ninh mạng (CSL) và các văn bản hướng dẫn, từ đó yêu cầu việc lưu trữ dữ liệu trong nước và quản lý chặt đối với việc truyền dữ liệu xuyên biên giới. Trung Quốc thực hiện đồng thời gia tăng giám sát của nhà nước và quyền riêng tư của người tiêu dùng cũng như nguyên tắc chủ quyền không gian mạng tác động đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cách tiếp cận mang “màu sắc Trung Quốc” này hiện cũng được nước này áp dụng đối với quản lý AI và được cho là sẽ có tác động không thể phủ nhận tới chính sách của Mỹ và EU trong tương lai.

Trong dòng chảy đó, Việt Nam không ngoại lệ. Việt Nam xác định mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu để hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân được phồn vinh, ấm no và hạnh phúc.

Việt Nam đã và đang hoàn thiện hành lang pháp lý để CĐS đi đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ con người. Cụ thể, Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Về các văn bản quy phạm pháp luật, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin mà mới đây nhất là Luật Viễn thông... đã được ban hành, quy định rõ quyền và nghĩa vụ, hành vi bị cấm để bảo đảm QCN trên mạng Internet.

Có thể thấy dù còn thách thức về độ trễ giữa xây dựng chính sách, pháp luật với thực tiễn vận động nhanh chóng của công nghệ, về cơ bản hệ thống pháp luật, chính sách CĐS ở Việt Nam đã tương đối hoàn thiện và tiệm cận với chuẩn mực chung của quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm các nước trong đề cập, điều chỉnh các quan hệ xã hội xảy ra trên môi trường mạng.

CĐS là xu thế tất yếu của thời đại. Trên hành trình đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực, gặt hái một số kết quả bước đầu tiến tới hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của ngCười dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Tài liệu tham khảo:
1. Bộ TTTT, Cẩm nang chuyển đổi số.

2. Human rights in the digital age - Can they make a
difference? Keynote speech by Michelle Bachelet, UN High
Commissioner for Human Rights, Japan Society, New York,
17 October 2019.

3. Cameron A, Pham T H, Atherton J, Nguyen D H, Nguyen
T P, Tran S T, Nguyen T N, Trinh H Y & Hajkowicz S (2019).
Vietnam’s future digital economy – Towards 2030 and 2045.
CSIRO, Brisbane.

4. Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ về quyền riêng tư trong kỷ
nguyên số 68/167 ngày 18/12/2013, 69/166 ngày 18/12/2014;
71/199 ngày 19/12/2016; và 73/179 ngày 17/12/2018; cũng
như 73/218 ngày 20/12/2018 về công nghệ thông tin và
truyền thông vì phát triển bền vững.

5. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về
một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư và Quyết định số 749/QĐ-TTg
ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030.

6. https://www.xaydungdang.org.vn...
song/van-de-quyen-con-nguoi-trong-cuoc-cach-mang-cong-
nghiep-lan-thu-tu-tai-viet-nam-18616

7. https://www.oecd.org/digital/r...

8. https://www.humanrights.dk/new...
human-rights-risks-digital-transformation.

9. https://thesafiablog.com/2023/...
and-human-rights-eu-moving-forward-to-digital-
transformation/

(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 12 tháng 12/2023)

Tin liên quan