XÂY DỰNG ĐOÀN VỮNG MẠNH VỀ TỔ CHỨC!

Văn bản chỉ đạo

  • Số/ Ký hiệu: 20-HD/TWĐTN-BTC

    Lượt xem: 1735. Ngày ban hành: 12/07/2023


    Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện Điểu lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá XII

    Tải văn bản: 2.pdf [1.49 KB]
  • Số/ Ký hiệu: TWĐTN

    Lượt xem: 1148. Ngày ban hành: 12/07/2023


    Trích yếu: Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá XII (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua ngày 15/12/2022)

    Tải văn bản: 1.docx [34.9 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 07-TT/HĐTN

    Lượt xem: 1483. Ngày ban hành: 04/11/2022


    Trích yếu: Thông tri triệu tập hội nghị giao ban đánh giá, xếp loại thi đua năm 2022

    Tải văn bản: 07-tthdtn.pdf [404.44 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 05 -TB/HĐTN

    Lượt xem: 5984. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: THÔNG BÁO phân công nhiệm vụ thành viên trong BTV, BCH Đoàn huyện Quế Sơn khoá XIII, Nhiệm kỳ 2017-2022

    Tải văn bản: 05-tbhdtn.doc [65.5 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 13 - QĐ/HĐTN

    Lượt xem: 4393. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đoàn huyện Quế Sơn khóa XIII, nhiệm kỳ 2017-2022

    Tải văn bản: 13-qdhdtn.doc [122 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 01 CT/HĐTN

    Lượt xem: 7359. Ngày ban hành: 14/09/2017


    Trích yếu: CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC TOÀN KHÓA CỦA BCH ĐOÀN HUYỆN QUẾ SƠN KHÓA XIII, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

    Tải văn bản: 01-cthdtn.doc [57.5 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 10 TTr/HĐTN

    Lượt xem: 5613. Ngày ban hành: 04/10/2017


    Trích yếu: Thông tri triệu tập tham dự Hội nghị tổng kết công tác Đội, Đoàn trường học, năm học 2016-2017

    Tải văn bản: 10-ttrhdtn.pdf [232.91 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: Số: 70 -KH/LT

    Lượt xem: 3550. Ngày ban hành: 03/08/2017


    Trích yếu: Xét chọn trao học bổng “Tiếp sức đến trường” tỉnh Quảng Nam năm 2017.

    Tải văn bản: so-70-khlt.doc [55 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: TB 01/HĐĐ

    Lượt xem: 4258. Ngày ban hành: 12/05/2017


    Trích yếu: Thông báo một số nội dung về hội trại kỹ năng Chỉ huy Đội, năm 2017

    Tải văn bản: tb-01hdd.doc [43 bytes]

Videos giới thiệu

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 9
Hôm nay 700
Tháng này 74230
Tổng truy cập 5307065

Xu hướng áp dụng số hoá để lưu giữ di sản

Ngày đăng: 09:33 24/07/2023. Lượt xem: 456

Trước xu hướng áp dụng số hoá để lưu giữ di sản, thông qua dự án Di sản kết nối, TUVA Communication mong muốn tạo ra một nền tảng số chứa đựng hình ảnh, âm thanh và những câu chuyện do chính cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam đóng góp.

Bộ sưu tập Di sản số chia sẻ bộ sưu tập di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

của các cộng đồng, các nhóm và các cá nhân đa dạng tại Việt Nam.

Ngày 21/7, Dự án Di sản kết nối đã chính thức cho ra mắt bản thử nghiệm nền tảng Bộ sưu tập Di sản số tại địa chỉ Disanketnoi.vn

Đây là một nền tảng trực tuyến chia sẻ bộ sưu tập di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các cộng đồng, các nhóm và các cá nhân đa dạng tại Việt Nam.

Bộ sưu tập di sản số là một phần của ‏‏dự án Di sản kết nối‏‏, một dự án ‏‏di sản văn hóa hướng đến sự phát triển đồng đều‏‏ do Hội đồng Anh Việt Nam thực hiện từ năm 2018 nhằm tạo ra các cơ hội để cộng đồng trực tiếp đóng góp và hưởng lợi từ việc bảo tồn di sản văn hóa. Nền tảng này được thực hiện và điều phối bởi TUVA Communication.

Đã số hoá 17 di sản văn hoá‏

‏Theo TUVA Communication, vấn đề số hóa di sản và bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa dựa trên công nghệ số gần đây đã và đang trở thành một trong những chiến lược quản lý và phát triển văn hóa ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó‏‏, Bộ sưu tập Di sản số được ra đời với mong muốn trở thành một nền tảng trực tuyến trong lĩnh vực di sản văn hóa tại Việt Nam do chính người sử dụng sở hữu và sáng tạo nội dung, với những chức năng chính bao gồm:

Đầu tiên là "Học hỏi", giới thiệu  các di sản văn hóa dưới nhiều hình thức như ảnh chụp, hình vẽ, phim ngắn, hoặc file ghi âm. ‏

Tiếp theo là chức năng "Chia sẻ" được xây dựng như một thư viện mở, cho phép các thành viên cộng đồng, và các chuyên gia trong lĩnh vực di sản có thể tự đăng tải cũng như chia sẻ bất kỳ nội dung nào về di sản văn hóa của họ. ‏

Cuối cùng là chức năng "Hợp tác và phát triển"‏‏ chia sẻ thông tin về các chuỗi các hoạt động bao gồm gặp gỡ báo chí, trò chuyện trực tuyến, các buổi chia sẻ thông tin, kể chuyện di sản hay các cuộc thi trực tuyến nhằm khuyến khích quảng bá các di sản văn hóa sống đến với công chúng. ‏

‏Trong năm 2021 - 2022, nội dung ban đầu của bộ sưu tập di sản số đã hoàn thiện với 17 tư liệu về di sản văn hóa và việc thu thập này được thực hiện thông qua các đề xuất của các thành viên cộng đồng tại Gia Lai, Ninh Thuận, Kon Tum và TP. Hồ Chí Minh.

‏Trong tương lai, bộ sưu tập di sản số mong muốn tiếp tục nhận được các đóng góp của cộng đồng từ các địa phương khác nhau ở Việt Nam về các loại hình di sản phi vật thể khác và tiếp tục là nơi các cá nhân và chuyên gia quan tâm tới di sản văn hóa ghé thăm thường xuyên để chia sẻ thông tin và cùng trao đổi.

Bà Mai Quỳnh Anh: TUVA Communication muốn tạo ra một nền tảng số chứa đựng hình ảnh, âm thanh

và những câu chuyện do chính cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam đóng góp.

Việc số hoá sẽ giúp gìn giữ di sản và không bị lãng quên‏

Đại diện Hội đồng Anh tại Việt Nam cho biết, bộ sưu tập Di sản số khuyến khích cộng đồng đóng góp và hưởng lợi từ việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. 

Hội đồng Anh tin rằng nền tảng số này sẽ góp phần giúp gìn giữ những giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng đa dạng, đặc biệt là những di sản ít được biết đến và có khả năng sớm bị lãng quên. Nhất là khi được trình bày sáng tạo dưới hình thức kỹ thuật số, có thể được chia sẻ trong và ngoài các cộng đồng.‏‏”

‏Bà Mai Quỳnh Anh, quản lý dự án của TUVA Communication cho biết, việc tạo ra các không gian để trao đổi, thảo luận và lưu trữ các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể là bước đầu quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển văn hoá của một cộng đồng, đặc biệt là đối với các nhóm dân tộc thiểu số. Áp dụng số hoá để lưu giữ di sản đang là xu hướng đã được nhiều bảo tàng, triển lãm, tổ chức về văn hoá trong nước và nước ngoài sử dụng.

Với lợi thế về công nghệ và kinh nghiệm làm việc với nhiều dự án xã hội, trong dự án Di sản kết nối, TUVA Communication mong muốn tạo ra một nền tảng số chứa đựng hình ảnh, âm thanh sống động và những câu chuyện chân thực của cộng đồng, do chính người dân từ cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam đóng góp.

Nền tảng này được thiết kế dựa trên tiêu chí dễ dàng tiếp cận cho bất cứ ai, tại bất cứ địa điểm, thời gian nào, từ đó tạo cơ hội để mọi người tìm hiểu và chia sẻ các câu chuyện di sản dễ dàng hơn; đồng thời cũng là một nguồn tham khảo đáng tin cậy cho những cá nhân, tổ chức nghiên cứu di sản - văn hoá khi những câu chuyện được kể bởi chính người thuộc về văn hoá đó./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Tin liên quan